Vậy là đã tròn 1 năm kể từ ngày thiên thần bé nhỏ chào đời. Chắc hẳn ba mẹ đều cảm nhận thời gian trôi thật nhanh nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm. Ba mẹ mong đợi em bé biết làm những gì khi trẻ được 1 tuổi – 12 tháng. Liệu rằng bé con nhà bạn có phát triển nhanh hơn so với đứa trẻ bình thường không ? Tất cả sẽ được Brome giải đáp trong bài viết ngày.
1. Phát triển thể chất | Trẻ 1 tuổi biết làm những gì ?
Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa trẻ sơ sinh và 1 tuổi nằm ở sự phát triển thể chất của bé. Theo số liệu khảo sát của WTO năm 2021, trung bình trẻ sơ sinh Việt Nam có cân nặng là 3.2 kg và chiều cao là 49.1 cm. Khi bé tròn 1 tuổi, cân nặng tăng lên 8.9 kg và chiều cao là 74.7cm. Nghĩa là bé đã dài hơn gấp rưỡi và nặng gần gấp 3 lần chỉ sau 12 tháng. Mẹ bỉm xem thể trang trung bình tại: Bảng chiều cao cân nặng trẻ em Việt Nam.
Không chỉ trên khía cạnh thể chất, trí não của bé cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Thể hiện ở kích thước bộ não bé 1 tuổi cũng tăng 50% so với khi trẻ sơ sinh. Khoảng từ 23cm – 27cm, tương ứng với 60% kích thước não người trưởng thành. Đây được coi là thời kỳ vàng cho sự phát triển của não trẻ. Vậy nên, ba mẹ hãy dành nhiều những điều tuyệt vời nhất cho bé giai đoạn này nhé.
2. Vận động: đứng, tập đi | Bé 1 tuổi biết làm gì ?
Trẻ em bé 1 tuổi (12 tháng) đã biết làm những việc gì ? Hầu hết các con đã tự tin đứng một mình mà không cần bố mẹ giữ. Thậm chí bé có thể bước những bước đi chập chững đầu tiên trong đời. Ba mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng điện thoại để quay lại thời khắc tuyệt vời đó nhé.
Trẻ 1 tuổi cũng khá giỏi khi tự làm một số việc. Bằng những ngón tay nhỏ xíu, bé đã cùng ba mẹ mặc quần áo, chải tóc hay lật các trang truyện. Nếu rèn cho bé chế độ ăn dặm theo phương pháp của Nhật hay BLW, trẻ thậm chí tự bốc ăn bằng tay. Tuy các động tác còn vụng về đáng yêu, nhưng chắc chắn rằng bé con đang phát triển khỏe mạnh và hoạt bát.
3. Kỹ năng ngôn ngữ | Bé 12 tháng tuổi biết làm gì ?
Vào những tháng cuối trước khi trẻ được 1 tuổi – 12 tháng, ba mẹ cảm nhận rằng dường như trẻ đã biết được mọi người đang nói chuyện và làm gì. Bé đang giao cố gắng tiếp bằng ánh mắt, biểu cảm vui buồn trên khuôn mặt. Hay hành động chỉ tay, ném đồ vật. Bé băt đầu bập bẹ nói được những âm thanh riêng biệt như gọi “ba”, “mẹ”, “bế”, “không”… Để thu hút sự chú ý hay thể hiện quan điểm đồng tình hay không thích.
Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, bé sẽ tập hợp các từ đó lại thành những câu đơn giản dễ nói. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa thể nói tròn vành rõ chữ được. Trước sinh nhật thứ 2, các bé sẽ nói được câu ngắn từ 2 – 5 từ. Đồng thời ghi nhớ và gọi tên, chỉ vào những đồ vật mà trẻ mong muốn. Ba mẹ có thể kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ của bé bằng cách chỉ vào các đồ vật và hỏi bé.
Tin tức liên quan:
- 10 Câu hỏi về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 1 8 tháng tuổi
- Trẻ mấy tháng biết đứng, 12 tháng tuổi chưa biết đứng có sao không ?
4. Cảm xúc và ra quyết định | Trẻ 1 tuổi biết làm gì ?
Khi được 12 tháng tròn 1 tuổi, trẻ đã biết ra quyết định nên làm những gì mà bé thích ? Trẻ bắt đầu tự lập dần khỏi bố mẹ. Hay việc thể hiện cảm xúc yêu ghét một thứ gì đó. Rõ ràng nhất là thái độ bé phản ứng với các món ăn dặm khác nhau. Bé khăng khăng cố gắng tự mặc quần áo mà không muốn ai giúp đỡ. Nhưng mỗi khi cảm thấy sợ hãi, cô đơn hay tủi thân, bé lại đeo bám theo ba mẹ để tìm kiếm sự che chở.
Đây là quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Nhưng đôi khi ba mẹ cũng cảm thấy bé hơi cứng đầu, thậm chí ăn vạ nếu không được làm theo ý mình. Ba mẹ không nên mặc kệ hay đáp ứng theo những yêu cầu vô lý của trẻ. Hãy kiên nhẫn để khuyên giải cho bé từng chút một. Khi bé được 1 tuổi – 12 tháng, trẻ bắt đầu có nhận thức để phân biệt, biết làm những việc gì là đúng sai.
5. Nhận thức xã hội | Trẻ 12 tháng tuổi biết làm gì ?
Ba mẹ để ý, bé con nhà bạn trở nên nhút nhác và cảnh giác với những người lạ. Khi được người lạ bế, hầu hết các bé đều cảm thấy căng thẳng và quấy khóc. Đồng thời với theo và nhìn về ba mẹ với ánh mắt cầu cứu. Tuy nhiên, bé lại mong muốn được tiếp xúc và kết nối với những người quen trong gia đình.
Đặc biệt, bé thường hoạt bát và vui vẻ hơn khi chơi với đứa trẻ cùng lứa. Bạn bắt đầu thấy con biết cách chia sẻ những món đồ chơi với bạn bè xung quanh. Hầu hết mọi đứa trẻ đều có nhu cầu kết nối và mong muốn chơi cùng bạn hơn là tự chơi một mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào những đứa trẻ chơi cùng nhau cũng vui vẻ. Đôi khi vẫn có sự dành giật, cào cấu lẫn nhau. Phụ huynh các bé luôn phải bên cạnh để làm trọng tài bất đắc dĩ, phân xử trong các tình huống đó.
Mẹo nuôi dạy cho bé 1 tuổi thông minh, khỏe mạnh.
Không giống như giai đoạn trước, khi được 1 tuổi, nhu cầu học hỏi và khám phá thế giới xung quanh của bé cực kỳ mạnh mẽ. Bé đã có thể di chuyển, tập đi, leo trèo chứ không chỉ ngồi yên một chỗ. Do vậy, cách nuôi dạy bé 12 tháng tuổi cũng cần có những thay đổi phù hợp cho quá trình phát triển của bé. Brome xin gợi ý 5 mẹo để nuôi dạy cho trẻ 1 tuổi thông minh, khỏe mạnh, an toàn.
- Học viên nhi Hoa Kỳ khuyến cáo không cho trẻ dưới 18 tháng tuổi tiếp xúc với điện thoại, Tivi. Ngoại trừ trường hợp trò chuyện video với người thân trong thời gian ngắn. Các chương trình giải trí trên TV gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình học ngôn ngữ của trẻ dưới 1 tuổi rưỡi. Ngoài ra còn có thể gây rối loạn giấc ngủ.
- Ba mẹ phải luôn đảm bảo môi trường vận động của trẻ thật thông thoáng, gọn gàng và an toàn. Nên bịt các ô cắm điện và cất những đồ vật nguy hiểm ngoài tầm với của trẻ. Đồng thời gia cố đồ đùng thật chắc chắn, sử dụng thanh chắn cầu thang, giường an toàn. Để phòng tránh các trường hợp bé leo trèo hay kéo với gây tai nạn đổ vỡ nguy hiểm.
- Khi đọc đến đây, ba mẹ chắc đã hình dung được trẻ em bé 1 tuổi – 12 tháng biết làm những gì rồi phải không nào. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi bé mà khả năng thực thi từng kỹ năng sẽ nhanh và chậm hơn vài tháng. Nếu ba mẹ thấy con mình hơi chậm khi học một kỹ năng nào đó, hãy đưa bé thăm khám các cơ sở y tế để được tư vấn chính xác. Brome hy vọng bài viết này hữu ích cho ba mẹ.
Khi đọc đến đây, ba mẹ chắc đã hình dung được trẻ em bé 1 tuổi – 12 tháng biết làm những gì rồi phải không nào. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi bé mà khả năng thực thi từng kỹ năng sẽ nhanh và chậm hơn vài tháng. Nếu ba mẹ thấy con mình hơi chậm khi học một kỹ năng nào đó, hãy đưa bé thăm khám các cơ sở y tế để được tư vấn chính xác. MySun hy vọng bài viết này hữu ích cho ba mẹ.