Chậm nói ở trẻ là nỗi lo lắng của các ông bố, bà mẹ hiện nay. Khi nhận thấy con có dấu hiệu nói chậm hơn bạn bè cùng tuổi, chúng ta thường tìm đủ mọi cách để khắc phục nhanh nhất. Trong số đó, những mẹo chữa trẻ chậm nói như bằng đậu đỏ hoặc “giật đồ” lại được rất nhiều người áp dụng. Vậy cụ thể những mẹo này được thực hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao?

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?

Chậm nói là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng ngôn ngữ không đạt đúng theo cột mốc phát triển chung của trẻ nhỏ. Một đứa trẻ được coi là có nguy cơ mắc chứng chậm nói sẽ có những đặc điểm sau:

  • Trẻ thích sử dụng hành động hơn là lời nói
  • Vốn từ hạn chế
  • Không bắt chước được các âm thanh
  • Không tuân theo được các mệnh lệnh đơn giản
  • Gặp khó khăn khi ghép các từ đơn với nhau

Ngôn ngữ là nền tảng phát triển của mọi kỹ năng cần thiết. Một đứa trẻ bị chậm nói sẽ gặp khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ và mong muốn của mình. Từ đó chúng sẽ có xu hướng thu mình, tự ti và ngại tiếp xúc với nhiều người. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập cũng như các mối quan hệ xã hội. Nếu phụ huynh không phát hiện sớm, trẻ sẽ phát sinh nhiều vấn đề tâm lý và hành vi khó kiểm soát.

Mẹo chữa trẻ chậm nói

Hẳn mẹ cũng đã từng nghe ông bà mình nhắc nhiều tới những mẹo chữa chậm nói? Vậy cụ thể nó được thực hiện như thế nào?

Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ

Chữa chậm nói bằng đậu đỏ được thực hiện vô cùng đơn giản, với những nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm. Chính vì vậy, phương pháp này đang được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị: 20g đậu đỏ, 50ml rượt trắng

Thực hiện: Đậu đỏ ngâm, rửa thật kỹ. Vớt ra rổ để ráo nước, sau đó tiến hành giã thành hỗn hợp bột mịn. Cho bột đậu đỏ ra một cái bát rồi thêm rượu trắng với lượng vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hỗn hợp bôi lên phần dưới lưỡi của trẻ. Cần áp dụng thường xuyên để có hiệu quả.

Do là phương pháp truyền miệng nên hiệu quả của cách này chưa được chứng minh. Vì vậy, bố mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng nhé!

Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói bằng cách giật đồ

Có phải bạn đang ngạc nhiên và nghi ngờ với mẹo chữa chậm nói này đúng không? Nghiêm túc đó! Đây là phương pháp được người xưa áp dụng khi trong nhà có trẻ con đến tuổi học nói nhưng vẫn chưa nói rõ. Người ta quan niệm rằng, việc “giật đồ” hay chính xác hơn là giật đồ mà người khác đang ăn sẽ giúp “xin vía”, giúp trẻ mau biết nói.

Mẹ chỉ cần đi ra chợ, công viên hay những nơi đông người, quan sát xem có ai đang ăn thứ gì không. Tiếp đó lại gần rồi “giật” đồ ăn trên tay họ cho trẻ ăn. Vì là “giật đồ” nên sau khi thực hiện hành động này, mẹ không nên nói hay giải thích mà hãy trở về nhà luôn.

Hành động này khá bất tiện, vì thế bạn nên “giật đồ” của những người lớn tuổi. Vì chắc chắn họ đã từng nghe qua mẹo này nên sẽ hiểu và thông cảm.

Mẹo chữa trẻ chậm nói có tốt không?

Thủ phạm gây chậm nói ở trẻ đến từ nhiều yếu tố. Chẳng hạn như do tâm lý, môi trường sống, bệnh lý,… Hoặc thậm chí trẻ nghe kém, bị tật dính lưỡi, hở hàm ếch,… cũng ảnh hưởng đến quá trình học nói.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa tình trạng chậm nói và các mẹo chữa kể trên. Mặc dù, những mẹo này đã tồn tại từ lâu và cũng ghi nhận được nhiều trường hợp áp dụng thành công, Thế nhưng, các nhà khoa học chưa thể lý giải được tác dụng của những mẹo chữa chậm nói này.

Vì vậy, bố mẹ chỉ nên coi là đây mẹo tham khảo, đừng quá phụ thuộc vào nó. Thay vào đó, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa, nói cho họ về tình trạng của con để nhận được tư vấn về phương pháp trị liệu phù hợp.

Ngoài các mẹo dân gian ra mẹ có thể tham khảo thêm: Thuốc bổ não cho trẻ chậm nói

Phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả

Cách khắc phục chữa chậm nói được các chuyên gia khuyến khích là:

Thường xuyên nói chuyện với trẻ

Kỹ năng nào cũng cần được rèn luyện để “thành thạo” chứ không đến tự nhiên. Và ngôn ngữ của vậy, để giúp trẻ nhanh biết nói, bố mẹ đừng quên trò chuyện và tương tác với bé thường xuyên nhé. Mặc dù có thể trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa cuộc hội thoại, nhưng qua đó sẽ bắt chước được âm thanh và học hỏi nhanh hơn.

Giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ đơn giản

Khi nói chuyện với bé, mẹ nên nói với tốc độ chậm, rõ ràng, chuẩn chỉnh từng từ. Bởi giai đoạn này, thính giác của trẻ rất nhạy cảm, nó có khả năng nắm bắt được âm thanh rất tốt. Nên bạn cần phát âm đúng để trẻ không bị nói ngọng nhé!

Tiếp xúc với những trẻ giao tiếp tốt hơn

Học hỏi từ bạn bè chưa bao giờ là xấu. Thậm chí nó còn cực kỳ hiệu quả với trẻ chậm nói. Mẹ hãy thường xuyên đưa bé ra ngoài, tới nơi đông người, chẳng hạn như công viên, khu vui chơi trẻ em,… Ở đó có những bạn bè cùng trang lứa với trẻ, việc tiếp xúc này sẽ giúp trẻ khơi gợi được khả năng nói và hòa động hơn với mọi người xung quanh.

Trên đây là một số mẹo chữa trẻ chậm nói. Bố mẹ không nên quá tin vào những phương pháp truyền miệng, chưa được kiểm chứng. Hãy có quyết định đúng đắn để không bỏ lỡ thời điểm chữa trị tốt nhất cho trẻ chậm nói.

Leave a Comment

Your email address will not be published.